Banner tin tức
12 Con Giáp Là Những Con Gì ? Ý Nghĩa Và Nguồn Gốc Của 12 Con Giáp
07/06/2021
709 lượt xem
12 con giáp là hình tượng văn hoá trong các nước Á Đông.Vậy chúng là những con linh vật gì? Mỗi ngày, giờ, tháng, năm Âm lịch đều được gắn với một con giáp nhất định. Vậy chúng được sắp xếp theo thứ tự nào, phân chia thời gian ra sao? Hãy cùng Quà Vàng Việt tìm hiểu về linh vật 12 con giáp trong văn hoá tại bài viết dưới đây.

12 con giáp là gì?

Theo tác giả An Chi trong tác phẩm ‘Chuyện Đông, Chuyện Tây”, tên gọi “con giáp” bắt nguồn từ lối nói của phương ngữ ở Nam Bộ. Trong phương ngữ Nam Bộ, con giáp được gọi tên từ 12 địa chi Tý đến Hợi và tượng trưng cho 12 năm âm lịch.
12 con giáp (hay thập nhị Chi) là một tập hợp gồm 12 con vật được đánh số thứ tự. Đây là hệ thống chu kỳ được các nước Á Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Singapore… sử dụng để tính thời gian (ngày, tháng, năm).

Nguồn gốc của Can Chi

Trước khi đến với ý nghĩa 12 con giáp, chúng ta cần có kiến thức cơ bản về Can chi. Can chi hay còn có tên gọi khác là Thiên Can Địa Chi hay Thập Can Thập Nhị Chi. Đây là hệ thống đánh số, đếm thời gian theo chu kỳ 60 phổ biến ở các nước phương Đông.
Tuy vậy, nguồn gốc của Can Chi không thật rõ ràng, có sách cho rằng Can Chi do Đại Sào phát hiện ra cách tính Can Chi thông qua việc đếm các đốt ngón tay, trong đó Giáp, Ất, Bính, Đinh… dùng để đặt tên cho các ngày trong năm, gọi chung là Thiên Can, còn Tý, Sửu, Dần, Mão được dùng để đặt cho các tháng trong năm, gọi chung là Địa Chi.
10 Thiên Can gồm có: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý
12 Địa Chi gồm có: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi
Khi đã xây dựng được 10 Thiên Can và 12 Địa Chi thì người ta phối hợp hai yếu tố này lại để tính năm, tháng, ngày, giờ.
Sự phối hợp đầu tiên là ghép hai đơn vị đầu của Can và Chi lại, ta được Giáp Tý, tiếp đó sẽ đến Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão… Cứ ghép lần lựa như vậy, ta sẽ được ghép được 60 lần. Do vậy, chu kỳ phối hợp của Thiên Can và Địa Chi sẽ là 60.

12 con giáp ở Việt Nam là những con gì ?

1. Tý – Chuột
Thời gian: 23 giờ đến 1 giờ sáng - Là thời điểm chuột hoạt động mạnh nhất.
2. Sửu – Trâu
Thời gian: 1 giờ đến 3 giờ sáng - Thời điểm trâu chuẩn bị đi cày.
3. Dần – Hổ
Thời gian: 3 giờ đến 5 giờ sáng - Lúc hổ hung hãn, nguy hiểm nhất.
4. Mão – Mèo (Ở Trung Quốc mèo được thay bằng thỏ)
Thời gian: 5 giờ đến 7 giờ sáng - Khoảng thời gian mèo đi ngủ.
5. Thìn – Rồng
Thời gian: 7 giờ đến 9 giờ sáng - Lúc rồng bay lượn tạo mưa (theo truyền thuyết)
6. Tỵ – Rắn
Thời gian: 9 giờ đến 11 giờ sáng - Khi rắn lành nhất, không gây hại cho người.
7. Ngọ – Ngựa
Thời gian: 11 giờ đến 13 giờ trưa - Được xếp vào giữa trưa vì Ngựa có dương tính cao.
8. Mùi – Dê
Thời gian: 13 giờ đến 15 giờ chiều - Thời điểm dê ăn cỏ trong ngày mà không ảnh hưởng xấu tới cây cỏ.
9. Thân – Khỉ
Thời gian: 15 giờ đến 17 giờ chiều - Lúc khỉ thích hú bầy đàn.
10. Dậu – Gà
Thời gian: 17 giờ đến 19 giờ tối - Lúc gà lên chuồng đi ngủ.
11. Tuất – Chó
Thời gian: 19 giờ đến 21 giờ tối - Khi chó phải trông nhà.
12. Hợi – Lợn
Thời gian: 21 giờ đến 23 giờ tối khuya - Lúc lợn ngủ say giấc nhất.
Theo thứ tự này, Tý (Chuột) sẽ là con giáp xếp ở vị trí đầu tiên, tiếp theo đó là Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Thứ tự này được định ra theo truyền thuyết về 12 con giáp mà chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn ở phần sau.
Theo đó, mỗi con giáp sẽ đại diện cho một năm khác nhau với những tính chất, đặc điểm tương đồng với con giáp ấy. Cũng dựa vào chính tính chất của những con giáp này, người ta thường chế tác ra những quà tặng phong thủy về con giáp với mục đích mang đến may mắn cho người sử dụng. Một số sản phẩm quà tặng về có giáp có thể kể đến như: bộ 12 con giáp mạ vàng, tượng chuột vàng,....
Xem thêm : Tượng Linh Vật 12 Con Giáp Mạ Vàng

Nguồn gốc của 12 con giáp

12 Con giáp là những con gì? Con giáp ở các nước Á Đông
Vào ngày sinh nhật của Ngọc Hoàng. Ngài đã tổ chức cuộc thi cho tất cả các loài vật tham gia. Cuộc thi yêu cầu 12 con vật xem ai về đích trước tiên. Trướng ngại vật là phải xuyên qua cánh rừng gỗ rậm rạp, băng qua một con sông rộng lớn.
Biết trâu khỏe mạnh và tốt bụng, mèo và chuột liền bàn cách lừa trâu. Đó là cho chúng đi nhờ và hứa sẽ cho trâu thắng. Khi 3 con gần tới đích, chuột liền đẩy mèo ngã xuống nước và nhảy về trước trâu. Vậy nên, chuột cán đích đầu tiên đứng đầu 12 con giáp. Tiếp theo là trâu.
Mặc dù hổ là chúa tể muôn loài, mạnh mẽ là thế. Nhưng chỉ về đích thứ 3. Tiếp theo là thỏ về số 4.
Rồng biết bay nhưng chỉ về đích thứ 5. Rồng giải thích là mình phải làm mưa để dập tắt đám cháy trên đường.
Trong lúc ngựa sắp chạy về đích thì rắn trườn về phía trước. Ngựa hoảng loạn và cán đích sau rắn. Vậy là rắn xếp thứ 6 còn ngựa xếp thứ 7. Dê, khỉ và gà là nhóm bạn thấy mình bé nhỏ, nên cùng giúp nhau trong cuộc đua. Do đó, Ngọc Hoàng vinh danh dê thứ 8, khỉ thứ 9 và gà thứ 10. Không lâu sau thì chó cũng cán về đích. Cuối cùng là lợn. Vì mải ham ăn sau đó ngủ một giấc, cũng may là lợn đã kịp về đích để chốt lại vị trí thứ 12.
Vậy còn mèo thì sao? Mèo là giống loài sợ nước, nên sau khi suýt chết đuối và lên bờ. Mèo tới đích thì mọi người đã đang ăn mừng. Từ đó chuột là kẻ thù của mèo, hễ gặp chuột là mèo đuổi bắt cho tới chết.
Tại Việt Nam thì thỏ được thay thế bằng mèo

Tại sao lại thay Thỏ bằng Mèo?

Qua danh sách trên, có thể thấy một số điểm khác biệt lý thú như:
– 12 con giáp ở Hàn Quốc và Trung Quốc giống nhau hoàn toàn
– Ở Việt Nam thì Sửu là Trâu, nhưng Hàn Quốc và Nhật Bản là Bò
– Ở Việt Nam thì Mão là Mèo, nhưng Hàn Quốc và Nhật Bản là Thỏ
– Ở Việt Nam thì Mùi là Dê, nhưng Hàn Quốc và Nhật Bản là Cừu.
– Hợi ở Việt Nam và Hàn Quốc là Lợn,nhưng ở Nhật Bản là Lợn Rừng
Cắt nghĩa sự thay Thỏ bằng Mèo có ý kiến cho là do địa chi Mão/Mẹo có âm tương cận với âm mèo. Hay xét về mặt ngữ âm, các nhà ngôn ngữ học xác định rằng nguyên âm e (của Mèo/Mẹo) cổ hơn nguyên âm a (của Mão) như hè/hạ, xe/xa, mè/ma, chè/trà… Do đó người Việt gán con mèo cho địa chi Mão.
Lại có người cho rằng, đối với người Việt, con mèo là con vật gần gũi và có ích (bắt chuột) hơn là con Thỏ – chỉ nuôi để ăn thịt, còn thỏ hoang lại phá hoại hoa màu, rau củ… Do được quý trọng và gần gũi với người, mèo được chọn đưa vào bộ 12 con giáp cũng như đưa vào thành ngữ, tục ngữ, ca dao nhiều hơn là thỏ.
Lại có ý kiến biện giải khác: Thỏ là vật gặm nhấm. Trong 12 con giáp, loài gặm nhấm đã có chuột đại biểu nên đưa mèo thay thỏ để các loài vật trong 12 con giáp bao gồm đủ các chủng loài khác nhau.
 

Chữ Thọ Trong Tiếng  Hán - Ý Nghĩa, Cấu Tạo và Cách Viết
Chữ Lộc Trong Tiếng Hán - Cấu tạo và cách viết chữ Lộc
Hình tượng mèo phong thuỷ - Cầu Lộc, Cầu Tài
Hình Tượng Hổ Phong Thuỷ - Ý Nghĩa, Bài Trí, Cầu Tài Lộc May Mắn
Hình Tượng Trâu Trong Phong Thuỷ - Cầu Tài, Cầu Lộc ,Cầu Bình An
Tượng Chuột Phong Thuỷ - Ý Nghĩa, Cách Sử Dụng Chiêu Tài Cầu Lộc Bình AN
Nghệ thuật rồng trong văn hoá Trung Quốc
Trống Đồng Hoàng Hạ-Bảo Vật Quốc Gia