Tượng Chuột Phong Thuỷ - Ý Nghĩa, Cách Sử Dụng Chiêu Tài Cầu Lộc Bình AN
Ý Nghĩa Tượng Chuột Phong Thuỷ Trong Văn Hoá
Trong đời sống của người Việt, chuột tồn tại sóng đôi trên những cánh đồng lúa bạt ngàn, cùng kiếm ăn và sinh sôi nảy nở. Mặc dù có những biểu tượng chuột phong thuỷ tiêu cực nhưng trong 12 con giáp, chuột chiếm vị trí đầu tiên. Điều này cho thấy người dân Việt Nam vẫn dành cho sự hiện diện của linh vật tượng chuột phong thuỷ này một chỗ đứng trang trọng.
Lý giải về điều này, nhiều chuyên gia văn hoá cho rằng loài chuột gắn liền với sự sinh sôi nảy nở khi mùa màng bội thu. Đêm giao thừa miền Tây Nam Bộ – vựa lúa của cả nước, khi nghe thấy tiếng chuột kêu lít chít, không ít người mừng rỡ, bởi lẽ họ tin rằng đó là dấu hiệu của một năm mới sung túc. Hình Tượng Chuột Phong Thuỷ gắn với điềm báo mùa màng bội thu chính là vậy.
Hình Tượng Chuột phong Thuỷ Mạ Vàng trong thơ ca
Hình tượng chuột phong thuỷ đáng yêu tinh nghịch
Nếu trong quan niệm thông thường của mọi người, hình tượng chuột phong thuỷ là loài vật phá phách, gây nhiều mối hại cho cuộc sống, thì như ngược lại, hình tượng của nó trong văn học gần như được bù đắp, đó là: Dễ mến. Đáng thương. Vui vẻ. Tinh nghịch… Trong một bài viết về hình tượng chuột phong thuỷ ở một mùa xuân năm Tý, nhà nghiên cứu Đặng Tiến cũng từng có chia sẻ tương tự: “… Có lẽ vì vậy mà chuột đứng đầu trong hàng can chi, và nhiều người tin năm Tý là năm may mắn. Ở đời, không có gì may mắn bằng chuột sa chĩnh gạo.
Hình tượng chuột phong thuỷ trong tranh dân gian Đông Hồ
Những ai đã từng biết đến dòng tranh dân gian Đông Hồ, hẳn không thể quên bức tranh Đám cưới chuột. Bức tranh mô tả một đám cưới xưa, có cả cờ, quạt, kèn, trống và các loại lễ vật. Đây là đám cưới khá quy mô của "nàng" chuột và "chàng" chuột - những "nhân vật" đại diện cho kẻ yếu thế trong xã hội.
Hình ảnh trong bức tranh cho thấy, giữa đoàn rước là hai nhân vật chính, "chàng" chuột đội mũ, cưỡi ngựa đi trước, "nàng" chuột ngồi kiệu theo sau. Cả đàn chuột đi trên con đường chẳng lấy gì là bằng phẳng.
Đã vậy, giữa đường lại có một "lão" mèo già hung dữ cản lối. "Lão" mèo giơ vuốt dọa nạt và tỏ ra rất quyền uy trái ngược với hình ảnh những chú chuột trong đám rước đầy sợ hãi, mặt mày lấm la lấm lét, nhìn trước, ngó sau. Hóa ra, để làm đám cưới "trót lọt", chuột phải lo lễ vật (chim, cá) cống nạp cho mèo. Và, khi lễ vật cống nạp đầy đủ, mèo già mới hả hê cho qua.
Bức tranh Đám cưới chuột là minh chứng sống động cho quan hệ kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu trong xã hội phong kiến. Người ta mượn hình ảnh chuột để châm biếm chua cay, hài hước về một tệ nạn mà xã hội cần lên án và loại bỏ.
Chính vì vậy, bức tranh có một vị trí khá đặc biệt trong dòng tranh dân gian và tồn tại qua nhiều thế hệ. Hình ảnh những chú chuột trong bức tranh, vô hình trung được người ta thương cảm, yêu mến.
Hình tượng chuột phong thuỷ trong các nền văn hoá
Trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người dân nhiều nơi trên thế giới, chuột được coi là một biểu tượng nhiều ý nghĩa, mang lại sự may mắn, thậm chí là hiện thân của một vị thần linh thiêng.
Ngôi đền Karni Mata nằm tại thành phố Deshnoke (bang Rajasthan, Ấn Độ) là một địa danh thờ chuột nổi tiếng đã tồn tại từ hàng trăm năm trước.
Ngôi đền kỳ lạ này mang tên nữ thần Karni Mata - vị thần đại diện cho sức mạnh và chiến thắng của người dân Ấn Độ. Tương truyền rằng con trai của nữ thần không may ngã xuống hồ chết đuối, bà đã gửi con đến nơi của Thần Chết để đứa trẻđược đầu thai trở lại. Thần Chết đã ban một ân huệ đặc biệt cho Karni Mata, đó là cho phép tất cả con cháu trong dòng họ của bà được tái sinh thành chuột.
Xem thêm : quà tặng mạ vàng